Sủi cảo – món ăn được yêu thích bởi các tín đồ yêu ẩm thực

Sủi cảo hiện nay chiếm rất nhiều sự yêu thích của các tín đồ đam mê ẩm thực nhất là những người có sở thích đặc biệt với thức ăn của người Trung Quốc. Thế nên, để tiết kiệm thời gian di chuyển, nhiều người chọn cách nghiên cứu cách làm ở nhà, và để góp sức vào món ăn này, sau đây sẽ là tất tần tật về các bước làm nên món sủi cảo thơm ngon, béo ngậy.

Nguồn gốc bắt nguồn của sủi cảo từ Trung hoa

Được nghe tương truyền rằng, tại Trung Quốc, người ta bảo rằng có rất nhiều câu chuyện dân gian về nguồn gốc ra đời vốn có cũng như ý nghĩa sâu sắc trong tên gọi của món ăn nổi tiếng này.

Theo truyền thống, sủi cảo được đồn đoán là phát minh vào thời kỳ nhà Hán bởi một người có tên là Trương Trọng Cảnh, một vị trượng phu thuộc lĩnh vực y học cổ truyền nổi tiếng của Trung Hoa. 

Cái tên kê khai đầu tiên của sủi cảo là tai mềm, ẩn dụ cho việc nó có công dụng để chữa bệnh tê buốt tai ở mọi lứa tuổi. Trên con đường về nhà lúc mùa đông lạnh buốt, vị thái y này đã thấy cảnh tượng nhiều người bị đau buốt tai do không đủ quần áo, thức ăn cũng như vật liệu sưởi ấm bản thân.

Ông đã cố gắng hết sức mình để có thể nghiên cứu ra được những cách chữa trị cho những người dân nghèo đang khốn khổ chịu cảnh đói rét ngày qua ngày bằng cách ông hầm thịt cừu với ớt và vài loại thuốc ông tìm ra, trong một chiếc nồi lớn, băm nhỏ chúng và cuối cùng gói bằng một lớp vỏ bột.

Tiếp đến, ông hấp chín những chiếc bánh lớn này và khi chín thì đưa cho người bệnh ăn, kèm với đó là nước dùng. Vì công dụng của bánh quá tuyệt vời, những người này cảm thấy chứng buốt tai cũng giảm đau hơn và họ đã cùng nhau đón mừng năm mới, vì thế món tai mềm đã được lưu truyền ngàn đời về sau này.

Sủi cảo- tinh hoa ẩm thực tuyệt hảo nhất khi kết hợp với tương
Sủi cảo- tinh hoa ẩm thực tuyệt hảo nhất khi kết hợp với tương

Các loại sủi cảo được biết đến nhiều nhất

Và tất nhiên, sủi cảo cũng như các món ăn khác, đều được các đầu bếp chế biến thành các loại khác nhau dựa vào thành phần của món nguyên mẫu truyền thống. Điều này giúp làm đa dạng món ăn, từ hương vị đến cả cách trang trí cũng như thức ăn đi kèm. Dưới đây là một số loại tiêu biểu nhất cho món ăn này ngon ơi là ngon.

Sủi cảo nhân thịt truyền thống

Tất nhiên, sủi cảo nhân thịt truyền thống sẽ được nhiều người ưa chuộng nhất.Vì cách chế biến truyền thống là hấp. Món ăn sẽ ít dầu mỡ hơn so với món chiên, rán. Và với cách chế biến này có thể giữ được đồ mềm vốn có của bánh và hơn thế nữa là giữ nguyên hương vị đậm đà kể cả khi chấm cùng các loại tương khác nhau.

Sủi cảo nhân thịt không chỉ mang hương vị thơm ngon, nhân bên trọng là thịt nạc đã ướp sẵn kết hợp cùng với trứng gà thêm một chút tiêu khiến món ăn mang đậm hương vị đặc trưng. Điều này kết hợp với việc người ta dùng cách hấp để nấu chín vì lúc này sẽ tránh đi được thấm dầu vào vỏ bánh, vì điều này sẽ gây mau ngán hơn.

Sủi cảo nhân tôm  

Được biết, với những tín đồ mê phá cách cũng như có niềm đam mê đặc biệt với hải sản thì không thể bỏ qua được món sủi cảo tôm thơm phức. Thịt tôm ngọt ngọt kết hợp cùng vỏ ngoài mềm mại và chén nước tương chấm hơi mặn mặn cay cay thì quả là tuyệt vời khôn xiết, chưa kể nhiều người còn ăn cùng với tóp mỡ giòn rụm.

Thế nên, đây chắc hẳn là một trong những loại nhân phổ biến nhất của món sủi cảo Trung Hoa này. Sủi cảo nhân tôm luôn mang đến cho đầu lưỡi người thưởng thức vị thanh thanh nhẹ nhàng, không quá đậm đà như nhân thịt nhưng lại là một sự lựa chọn khá lý thú để có thể thay đổi xen kẽ với món nhân thịt truyền thống.

Món sủi cảo phù hợp cho những người ăn chay

Dành cho những người có xu hướng ăn chay trường hoặc những người muốn trải nghiệm sự biến tấu mới của món ăn vì cảm thấy chán ngấy mất thịt và hải sản được ăn thường xuyên. 

Món chay tất nhiên mang một vị thanh nhẹ nhưng lại rất khó quên vì hầu như nguyên liệu chủ yếu là đến từ nấm hoặc các loại rau củ khác nhau, điều này phụ thuộc chủ yếu vào người làm, miễn sao khi làm ra có vỏ bên ngoài mềm mại và hương vị bên trong thanh khiết.

Sủi cảo- đa dạng hương vị đến cả cách mà nó được bày trí bên ngoài
Sủi cảo- đa dạng hương vị đến cả cách mà nó được bày trí bên ngoài

Ý nghĩa sâu bên trong của sủi cảo

Vì món sủi cảo đặc trưng cho ngày tết ấm êm truyền thống của người dân thuộc miền Bắc Trung Quốc từ thuở xưa đến cả lúc bấy giờ. Vào đêm giao thừa, khi chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi người sẽ quay quần bên nồi sủi cảo, cười nói vui đùa với nhau với mong muốn một năm sum vầy.

Với cả hình dáng cũng như nhân bên trong đều mang một ý nghĩa văn hóa to lớn cho người Trung Quốc. Bày tỏ sự mong cầu cho một cuộc sống trở nên tốt đẹp, cuộc sống ổn định, sức khỏe dồi dào và luôn hy vọng nhận được nhiều phước lành cho một tương lai ngời sáng hơn.

Còn nữa, người ta vẫn nom na rằng muốn năm mới có thật nhiều may mắn và tiền tài thì phải ăn ngay món này vì hình dáng bên ngoài của bánh trông rất giống thỏi vàng thỏi bạc, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý theo quan niệm của người xưa.

Với nhân bánh là nhân cải nhồi thịt heo truyền thống, tượng trưng cho sự mong cầu hạnh phúc của các cặp đôi hay vợ chồng mới cưới. Mong muốn rằng đây sẽ là một tình yêu bền chặt với sự kết nối nhân duyên không thể nào tách rời giữa hai người, cuộc sống sung túc, sống với nhau đến đầu bạc răng long.

Nhân bánh là nhân cá, trong tiếng trung cá có phát âm gần giống với chữ dư, người ta mong muốn rằng nhân cá sẽ giúp gia đình dư dả tiền bạc, lương thực cũng như vật chất.

Lý lẽ thuyết phục nhất để xoa dịu bao tử chính là ăn sủi cảo
Lý lẽ thuyết phục nhất để xoa dịu bao tử chính là ăn sủi cảo

Nguyên liệu làm nên vị riêng biệt của món ăn

Như đã đề cập ở phía trên, ba loại sủi cảo được người thưởng thức ưa chuộng nhất là nhân thịt truyền thống, nhân tôm và cả nhân rau củ hay gọi là nhân chay. Nhiều người vẫn còn thắc mắc cách chọn nguyên liệu của từng loại sẽ như thế nào thì phía dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các đầu bếp tại gia tham khảo.

Nguyên liệu của món sủi cảo nhân thịt truyền thống

Tất nhiên, cần chuẩn bị nguyên liệu chính yếu cho món ăn là thịt nạc, thịt không nên được chọn có quá nhiều phần nạc vì dễ khiến món ăn khô hơn, thế nên tốt nhất là chọn thịt có pha một chút mỡ vào, với loại này trọng lượng cần mua là khoảng 500gr, điều này còn phụ thuộc vào số lượng người ăn khác nhau.

Tiếp đến là 2 quả trứng gà. 4 hoặc 5 lá cải thảo, các loại nguyên liệu khác như là hành lá, gừng, rau mùi. Và cuối cùng chính là các loại gia vị có sẵn tại nhà của bạn như là hạt nêm, nước tương và tiêu đã xay nhuyễn.

Nguyên liệu món biến tấu thành tôm như thế nào ?

Hầu như không quá khác biệt so với món truyền thống, sủi cảo tôm chỉ thay thế đi phần thịt nạc bằng phần tôm sú tươi ước lượng tầm 200gr, nửa cây cải thảo, nửa củ cà rốt, thêm cả nấm hương và các gia vị có sẵn tại nhà như phía trên đã nhắc đến.

Sủi cảo chay có chọn nguyên liệu gì khác biệt không ?

Khác với hai món trên, món sủi cảo chay sẽ tuyệt nhiên bỏ đi các nguyên liệu từ động vật, chủ yếu cần đến là các loại thực vật như là nửa cây cải thảo, một củ cà rốt, 3 cây hành lá, 200gr nấm đông cô, bột năng hoặc bột mì tùy chọn cùng với gia vị chuẩn bị sẵn tại nhà.

Chuẩn bị các nguyên liệu tiết kiệm thời gian nhất 
Chuẩn bị các nguyên liệu tiết kiệm thời gian nhất

Cách làm sủi cảo thơm ngon chuẩn vị nhất

Vì có nhiều loại khác nhau được nêu phía trên, nhưng muốn chú trọng vào hương vị truyền thống. Bài viết này vẫn sẽ tập trung vào cách làm sủi cảo được lưu truyền nhiều nhất ở vùng Trung Hoa.

Làm vỏ bánh bên ngoài thế nào ?

Hòa tan một tí muối vào tô bột chuẩn bị sẵn và nước sôi dùng để trộn phần bột này, lưu ý đổ từ từ và dùng phới để khuấy đều bột. Nếu bột quá khô thì cho thêm nước vào để bột dễ nhàu hơn. Sau đó đổ phần bột ra bàn sạch và nhào đi nhào lại trong vòng khoảng 10 phút.

Sau mười phút thì cán bột thành miếng dài, có đường kính ước lượng khoảng 4cm. Sau đó bọc lại bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ ngơi trong khoảng tầm 30 phút. Rắc lên mặt phẳng sạch lượng bột bắp vừa đủ, sau đó cán phần bột đã chia thành những miếng dẹp.

Sau đó đặt bột vào lòng bàn tay, tạo hình theo ý thích sau đó cứ lặp đi lặp lại đến khi nào hết bột thì thôi. Rắc bột bắp đều lên các miếng bột vừa nặn và cất vào túi kín không khí và sau đó cất vào tủ lạnh nếu không muốn dùng đến chúng, làm thế này có thể bảo quản được từ 3 đến 4 ngày trong ngăn mát.

Làm nhân bánh dễ hay khó?

Cắt sợi lá cải thảo rồi ngâm cùng nước muối trong khoảng tầm 8 phút, rồi rửa sạch và vắt thật khô. Phần thịt nạc được xay nhuyễn nhất có thể và rau mùi, hành lá thì băm thành vụn nhỏ. 

Gừng cũng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập và băm nhuyễn như trên. Cuối cùng cho tất cả các phần trên cùng dầu vừng và nước tương lượng vừa đủ vào và trộn đều hỗn hợp lên, và cứ thể khi hỗn hợp đã được thấm vị thì đưa vào miếng bột đã chuẩn bị sẵn để nặn.

Hấp như thế nào mới đúng?

Tất nhiên, xếp phần sủi cảo vào xửng hấp đã chuẩn bị sẵn hoặc là cho vào chảo rồi thêm nước xung quanh rồi canh đến khi mà nước cạn hết là được. Thế là món ăn này đã ra đời mà không tốn quá nhiều công sức, tiết kiệm rất nhiều thời gian để di chuyển ra ngoài dùng bữa.

Làm sủi cảo ngon cần phải đặt cả tâm của người làm bánh vào
Làm sủi cảo ngon cần phải đặt cả tâm của người làm bánh vào

Kết luận

Sủi cảo đã góp phần làm đa dạng hóa khẩu phần ăn của người Châu Á nói chung và một phần người ở các lục địa khác nói riêng về các món ăn Trung Hoa. Nhìn chung, những thông tin trên chắc chắn một phần cũng đã giúp các tín đồ mê ẩm thực hiểu rõ hơn và thêm yêu một phần bản sắc văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc thời xưa và nay.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất