Phật nhảy tường từ lâu đã là một món ăn mang đậm nét đặc trưng cũng như là văn hóa nơi Trung Quốc đại lục. Mặc cho có mặt từ rất lâu nhưng cho đến tận ngày hôm nay món ăn độc đáo này vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như hương vị ban đầu của nó và đã trở thành món tủ của rất nhiều người.
Phật nhảy tường có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Phật nhảy tường hay còn được biết đến với một cái tên khác là Phật khiêu tường, món ăn độc đáo này được biết đến là một loại súp bắt nguồn từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, đầu bếp làm ra món ăn mang đậm nét ẩm thực Trung Hoa này chính là Trịnh Thuần Phát.
Có rất nhiều người đặt ra thắc mắc rằng, tại sao món ăn độc đáo này lại có cái tên là phật nhảy tường mà không phải là một cái tên khác, để giải đáp thắc mắc này thì thông tin phía dưới đây sẽ cho bạn đáp án cụ thể nhé.
Ngày đó có một người tên là Trịnh Thuần Phát ông được người đời biết đến là một người có đam mê đi du hành khắp nơi, khi ông đi du hành cùng các vị huynh đệ của mình ông sẽ để tất cả thức ăn ông có vào trong một cái bình rượu làm từ đất nung, mỗi khi đói ông sẽ nấu hết toàn bộ nguyên liệu có trong bình trên lửa nóng.
Một dịp tình cờ khi ông cũng các vị huynh đệ đi đến Phúc Châu ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ông bắt đầu đun nóng cái bình rượu làm từ đất nung mà ông hay mang theo, mùi hương của món ăn lan ra đến một ngôi chùa nơi mà các vị sư đang tu thiền.
Lúc này một vị tu sĩ không chịu nổi sức cưỡng của mùi hương từ món ăn này, người này đã vượt tường để có thể nếm thử, cũng chính từ lúc đó mà cái tên phật nhảy tường chính thức ra đời.
Nguyên liệu chế biến có phần khá phức tạp
Phật nhảy tường là một cái tên khá lạ nên chính vì vậy mà cách để chế biến ra nó cũng không hề đơn giản, khâu lựa chọn nguyên liệu cũng đã phải mất kha khá thời gian chọn lựa với những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt. Có thể nói trong ẩm thực Trung Hoa thì đây là món ăn đòi hỏi mức độ tỉ mỉ cao nhất.
Trước hết để làm ra được phật nhảy tường thì nguyên liệu là phần quan trọng nhất. Đầu tiên các bạn cần phải chuẩn bị bào ngư và hải sâm khô, đem hai thứ này đi ngâm nước trong vòng 2 ngày để đạt đến độ mềm hoàn hảo.
Kế đó phải chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác như sườn heo, dạ dày heo, thịt gà, thịt vịt, các nguyên liệu phải được sơ chế một cách tỉ mỉ nếu như không muốn món ăn có mùi hôi. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm một ít vi cá, da cá cũng như là hến khô, các nguyên liệu này sẽ làm nên vị ngọt thanh cho nước dùng.
Quy trình làm nên được phật nhảy tường như thế nào?
Như đã đề cập ở phía trên Phật nhảy lầu là một món ăn đồi hỏi ở người nấu một sự tỉ mỉ nhất định, bao gồm kể cả khâu lựa chọn nguyên liệu đến sơ chế và cuối cùng là nấu ra được thành phẩm, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý đọc giả quy trình hoàn hảo để chế biến món ăn này nhé.
Khâu chế biến nguyên liệu cực kì quan trọng
Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ nguyên liệu giống như phần thông tin đã được cung cấp ở phía trên, thì giờ đây các bạn phải chú tâm vào việc sơ chế chúng, bởi vì trong phần nguyên liệu này có những món mà nếu chưa từng gặp qua sẽ không biết cách để chế biến sao cho an toàn và hợp lý.
Đặc biệt là hải sâm, đây là một nguyên liệu cực kì khó sơ chế, trong hải sâm có một chất dịch, nếu chất này không được loại bỏ hoàn toàn thì khi ăn sẽ có vị đắng và sau một thời gian ăn sẽ bị ngứa ở cổ họng.
Để loại bỏ hết toàn bộ chất dịch này bạn cần phải cắt hải sâm ra làm đôi theo chiều dọc sau đó ngâm chúng vào trong rượu trắng từ 15 phút đến 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước thì chất dịch sẽ được loại bỏ đi hoàn toàn.
Kế đó sẽ là phần sườn heo, sườn heo sau khi rửa với nước sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn chất dơ, bạn phải chần sườn heo qua nước sôi từ 3 phút đến 4 phút để, sau đó vớt ra và rửa lại với nước sạch thì lượng chất dơ còn sót lại sẽ được loại bỏ một cách hoàn toàn.
Ngoài ra thịt vịt cũng là món khá khá sơ chế nếu không sơ chế kỹ thì món ăn sẽ rất dễ bị hôi, để loại bỏ đi mùi hôi trên thịt vịt thì nên chần sơ thịt qua nước sôi đã và bỏ vào đó một củ gừng, quá tình này mất từ 5 phút đến 6 phút.
Quy trình nấu phật khiêu tường diễn ra như thế nào?
Đầu tiên các bạn sẽ phải dùng một chiếc nồi lớn để hầm các loại thịt như sườn heo, thịt gà cũng như là thịt vịt để có thể lấy được một nồi nước hầm thịt ngọt nhất. Sau đó sẽ xếp tất cả các lượng thịt còn lại và trong một chiếc nồi dùng để hầm thuốc Bắc, và đổ nước hầm thịt trước đó vào nấu chung.
Để có được hương vị gần nhất với hương vị chính gốc thì bạn nên dùng thêm rượu hoa điêu, loại rượu trứ danh của tỉnh Chiết Giang, chính việc cho thêm loại rượu này sẽ góp phần gia tăng thêm hương vị của phật nhảy tường đồng thời khử đi được những mùi hôi còn sót lại.
Sau đó sẽ dùng một chiếc lá sen phủ lên trên bề mặt của chiếc nồi, và đem lên đi đun trong vòng 2 tiếng đến 3 tiếng, công dụng của lá sen để giữ nguyên vẹn được toàn bộ dưỡng chất có trong món ăn, nếu như được đun trên bếp củi thì hương vị của món ăn sẽ đậm đà và thơm ngon hơn rất nhiều so với bếp ga hay bếp điện đó nha.
Phật nhảy tường có lưu ý gì sau khi chế biến ?
Sau khi đã nấu xong món ăn sa hoa này thì giai đoạn thường thức cũng phải đúng cách, thông thường món ăn này sẽ được ăn hết toàn bộ sau khi chế biến xong vì nếu như để thừa và hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ làm cho dưỡng chất trong Phật khiêu tường sẽ bị giảm một cách đáng kể.
Nếu như trữ lại trong tủ lạnh quá lâu thì độ tươi của đồ ăn cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều, thông thường món ăn sẽ được sử dụng trong ngày và tránh trường hợp để qua ngày hôm sau.
Khi vừa mới nấu xong thì món này sẽ khá nóng chính vì vậy nếu ăn ngay sẽ rất dễ bị phỏng lưỡi, vì vậy sau khi làm xong nên để món ăn có thời gian hạ nhiệt xuống một chút nên vì vậy sau khi món ăn hoàn thiện thì nên để từ 10 phút đến 20 phút để món ăn đạt độ ấm hoàn hảo nhất thì việc thưởng thức sẽ trọn vẹn hơn.
Nên sử dụng muỗng và một chiếc bát nhỏ trong lúc thưởng thức vì việc dùng muỗng sẽ thuận tiện cho việc vừa ăn được các topping mà vừa húp thêm được nước dùng điều này sẽ gia tăng triệt để hương vị của Phật khiêu tường.
Phật nhảy tường – món ăn dành cho giới thượng lưu
Từ những thông tin đã được cung cấp đầy đủ ở phía trên thì người đọc sẽ phải thốt lên rằng tại sao món ăn này lại phức tạp đến thế, chính độ phức tạp của nó mà giá thành của Phật khiêu tường trên thị trường ngày nay không phải là một mức giá mà bất cứ ai cũng có khả năng chi trả được.
Nếu như chỉ mua ở các cửa hàng bình thì mức giá trung bình để chi trả cho một thố Phật khiêu tường có mức giá giao động từ 150,000 đồng cho đến 900,000 đồng, nhưng ở mức giá này sẽ không thể đòi hỏi được hương vị sát với nguyên bản.
Để có thể thưởng thức được hương vị nguyên bản nhất thì thực khách phải tìm đến các nhà hàng Trung Hoa, ở các nhà hàng này các nguyên liệu sẽ được nhập khẩu từ các nhà hàng ở Trung Quốc chính vì vậy nó sẽ giữ lại hương vị nguyên bản nhưng giá thành sẽ khá cao trong khoảng từ 2,5000,000 đồng đến hơn 11,500,000 đồng.
Tuy nhiên phật nhảy tường mang thuộc tính hỏa khá cao nên chính vì vậy món ăn này thường được các gia đình lựa chọn ăn vào các ngày mùa đông để làm ấm cơ thế, vì vậy nếu ăn quá nhiều vào mùa hè thì sẽ dễ bị chảy máu cam.
Câu chuyện thú vị về phật nhảy tường
Nói về những câu chuyện thú vị về phật nhảy tường thì thật sự có rất nhiều, thường các câu chuyện này thường được truyền miệng nhau qua nhiều đời chính vì thế sẽ có nhiều biến thể khác nhau.
Câu chuyện về phật nhảy tường được biết đến nhiều nhất đó là sự ra đời của nó bắt nguồn từ một vị đầu bếp dưới thời nhà Thanh, vì yêu cầu của quan phủ nên ông đã cho ra đời món ăn này, sau này khi được xuất cung thì ông bắt đầu kinh doanh món súp bổ dưỡng này ờ ngoài và đạt được những thành công nhất định.
Món ăn của ông làm ra được nhiều người yêu thích vì nước dùng có một hương vị cay nồng đạt đến độ hoàn hảo mà khó có loại súp nào đạt được đến trình độ như vậy. Hương vị đã được một thi sĩ tả lại có thể làm xao xuyến cả những người đi tu vì vậy từ đó cái tên phật nhảy tường chính thức ra đời.
Bên cạnh đó một câu chuyện khác được biết đến nữa là Phật khiêu tường xuất hiện dưới thời vua Quang Tự, khi vua đến nhà một vị quan để dự tiệc, vợ của vị quan này đã đem đi hầm tất cả các loại thịt với nhau sau đó đem đi nấu chung với các sơn hào hải vị từ đó ra đời món này.
Khi vua ăn xong thì dành hết lời khen tặng cho vợ của vị quan này và lập tức cho cung nữ trong triều đến học tập công thức làm món này, sau đó món nay được lưu truyền lại trong cung.
Kết luận
Phật nhảy tường một món ăn ngon và mang đậm hương vị cũng như là văn hóa nơi Trung Quốc đại lục, món ăn này đã trở thành một biểu tượng của văn hóa và chính là món ăn để các người bạn nước ngoài hiểu hơn về văn hóa ẩm thực Trung Hoa, mong bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc thông tin đầy đủ về món phật nhảy tường này.