Mì lạnh Hàn Quốc là món ăn làm từ loại sợi mì nhỏ, được chế biến bằng tay từ bột sắn dây hay kiều mạch, được phục vụ trong bát kim loại kèm theo nước mì. Chính vì điểm khác lạ so với những loại mì thông thường, nên món ăn được nhiều người trên thế giới ưa thích, đặc biệt là những người nằm trong độ tuổi teen.
Nguồn gốc của mì lạnh
Món mì lạnh, hay còn có tên gọi khác Naengmyeon nổi tiếng, là món ăn đặc sản của Hàn Quốc được nhiều người ưa chuộng trong những ngày hè oi bức. Nhưng, đa số ai ăn cũng nghĩ rằng món ăn có xuất xứ từ Hàn Quốc, tuy nhiên nguồn gốc của món ăn là Pyongyang ở Triều Tiên.
Đặc trưng của món mì này là có sợi mì mỏng và dài, sợi mì này được làm từ hỗn hợp kiều mạch, bột khoai lang, bột củ dong, bột củ sắn dây và bột khoai tây. Sự kết hợp của các loại bột đã tạo nên một sợi mì dai, có màu sắc tối hơn sợi mì kiều mạch thông thường.
Tuy là một món ăn được nhiều người ưa chuộng và biết đến nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của món mì Naengmyeon có nguồn gốc từ Triều Tiên. Theo như ghi chép, vào thế kỷ 19, món ăn này xuất hiện ở thời nhà Joseon, là một đặc sản của phía Bắc và là Triều Tiên ngày nay.
Món mì lạnh thường được bày trong các bát sắt, ăn kèm với nước dùng lạnh, lê Hàn, dưa chuột, một vài lát củ cải muối, trứng, luộc hoặc thịt bò. Theo truyền thống, người ta cho rằng sợi mì dài không được cắt ra vì chúng là biểu tượng của sự trường thọ và sức khỏe. Tuy nhiên ở một số nhà hàng, trước khi ăn phục vụ sẽ hỏi khách hàng có cần cắt mì ra hay không.
Các loại Naengmyeon
Mì lạnh không chỉ đơn thuần là một món ăn được làm lạnh để ăn cho mát như một số người vẫn nghĩ, trong ẩm thực Hàn, món ăn này có nhiều dạng như mì hay miến, được xào hoặc ăn cùng với nước dùng. Nhưng một đặc điểm chung là các loại thực phẩm ăn kèm đều có tính thanh mát và giải nhiệt cao, dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các loại mì lạnh được nhiều người ưa chuộng.
Mì lạnh Makguksu
Từ “Mak” trong tên mì là tiếng Hàn được dịch ra có nghĩa là vòng tròn, từ “guksu” được dịch nghĩa là mì, tên gọi của món ăn này xuất phát từ cách trình bày. Sợi mì của món ăn này sẽ được cuốn thành một khối trụ tròn và đặt ở giữa đĩa.
Sợi mì Makguksu được làm từ hỗn hợp bột kiều mạch, ăn cùng với nước sốt, kim chi, dưa chuột thái nhỏ và lê Hàn, một điểm đặc biệt là món mì này không có nước dùng ăn kèm. Bạn sẽ không dứt ra được khỏi vị man mát của sợi mì, vị chua của kim chi, vị ngọt của nước sốt ngay từ miếng đầu nếm thử.
Món mì lạnh Chogyeguksu
Mì Chogyeguksu là một món ăn biến tấu của món mì gà Chogyetang truyền thống, món mì này sử dụng nguyên liệu chính là thịt gà, không lấy phần mỡ gà, được nêm nếm hương vị nhờ 2 gia vị chính là mù tạt và giấm. Phần thịt gà sẽ được xé sợi và dùng với nước dùng.
Sợi mì Chogyeguksu được làm từ lúa mì hoặc bột kiều mạch, ngoài nguyên liệu chính là thịt gà, còn có thể ăn kèm với củ cải ngâm hoặc dưa chuột ngâm, ngoài ra còn có vừng được cho vào món ăn nhằm làm tăng hương vị. Hiện nay, nước dùng của món mì này có thể biến tấu bằng cách thêm thịt lợn, thịt bò và một số các hương liệu khác, không bị gò bó bởi cách nấu truyền thống.
Mì lạnh Jeangban guksu
Từ Jeangban được dịch ra là một chiếc khay lớn và từ guksu có nghĩa là mì, đúng như tên gọi, mọi người có thể hình dung ra được Jeangban guksu là một món ăn được trưng bày trên một chiếc đĩa mì lớn với đủ loại rau củ được xếp xung quanh. Chính vì cách trình bày này mà món Jeangban còn được gọi là lẩu mì.
Các loại rau ăn kèm với món mì này có đủ loại hương vị, có vị chua, ngọt, đắng, cay,… Những hương vị này sẽ giúp cho món mì chay này không bao giờ bị nhạt nhẽo, ngoài ra còn có nước sốt đậm đà từ dầu mè, ớt, đường và giấm. Giúp cho tổng thể từng sợi mì được cân bằng hương vị, thấm đẫm sốt, biến món Jeangban từ một món chay thanh đạm trở thành một món ăn đầy hấp dẫn.
Cách thưởng thức mì lạnh
Để có thể thưởng thức đúng chuẩn hương vị mì lạnh của người Hàn Quốc, cũng như là khám phá kỹ hơn về văn hóa của nước bạn, hãy theo dõi phần này để chắc chắn rằng bạn đã thưởng thức món ăn này đúng kiểu nhé.
Khi bắt đầu thưởng thức mì lạnh, mọi người không nên gắp mì lên ăn trước, nên gắp trứng ăn đầu tiên vì vị của trứng lan tỏa trước trong miệng sẽ cân bằng của với hương vị của mì. Tiếp đến nên cho mù tạt và giấm theo tỉ lệ 1:1 vào bát mì, sau đó trộn đều lên.
Trước khi ăn mì nên húp một chút nước mì lạnh sau khi đã trộn giấm và mù tạt vào để thưởng thức hương vị mì. Khi bắt đầu ăn mì, dù sợi mì có quá dài cũng không được cắt mì nhỏ ra. Hãy kéo sợi mì cao lên khi ăn và ăn kèm một miếng thịt nướng để giúp món ăn đậm đà hơn.
Ở trên là cách và một số điểm cần lưu ý khi thưởng thức món mì lạnh, ngoài ra món ăn này có thể thưởng thức cùng với một số món ăn kèm như: Mandu hấp, mandu chiên, thịt bò thái lát chiên trứng, thịt chiên xù,… tất cả sẽ tạo thành một tổng thể hương vị độc đáo.
Nguyên liệu làm mì lạnh
Có 2 món mì lạnh chính là mì nước (mul-naengmyeon) và mì trộn (bibim-naengmyeon), sự khác biệt của 2 loại mì này nằm ở nước sốt và nước dùng, món mì nước sẽ được thưởng thức cùng với nước dùng thanh mát, trong khi đó món mì trộn sẽ được dùng kèm với nước sốt cay nồng, chua chua, ngọt ngọt.
Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người mà sẽ lựa chọn món mì phù hợp với sở thích của mình, dưới đây là một số nguyên liệu chính dùng để làm món mì lạnh:
- Nguyên liệu làm món mì lạnh nước (mul-naengmyeon): Nguyên liệu chính cần chuẩn bị 180 gam mì sợi naengmyeon, 1/4 quả dưa leo, 1 gam muối, 20 gam lê, 1/2 thìa cà phê đường, 20 gam của cải. Nguyên liệu dùng làm nước dùng bao gồm 50 gam gầu bò, 1/2 cây hành paro, 5 nhánh tỏi, 6 cốc nước. Và một số gia vị cần có như: nước tương Ganjang, giấm, mù tạt vàng, ớt bột,…
- Nguyên liệu của món mì lạnh trộn (bibim-naengmyeon): 1 gói mì lạnh, 1 quả dưa leo, 2 quả trứng gà, 1/2 quả cà chua, hành lá. Ngoài ra cần chuẩn bị một số nguyên liệu dùng pha sốt như: Giấm, gochujang, ớt bột, đường, nước mơ, xì dầu, tỏi băm, mè răng,…
Công thức làm mì lạnh
Như đã giới thiệu ở trên, mì lạnh có 2 kiểu là mì nước và mì trộn, vì vậy dưới đây sẽ bật mí cách làm nên 2 món mì này. Hãy cùng theo dõi phần dưới đây để có thể thành công chinh phục công thức tạo ra món mì này nhé.
Bật mí công thức làm mì lạnh nước (mul-naengmyeon)
Đầu tiên ta phải sơ chế thịt và luộc thịt để lấy nước dùng. Rửa thịt với nước lạnh để thịt sạch, sau đó vớt ra và cho vào nồi nước dùng 5 tép tỏi và 1/2 cây hành, luộc trong lửa to khoảng 20 phút. Sau đó vặn lửa nhỏ và đun sôi lăn tăn thêm 40 phút nữa.
Sau khi thịt chín, tiến hành vớt thịt ra để nguội và thái miếng dài cỡ 4 cm, rộng 2 cm và dày 0,3 cm. Đối với phần nước luộc thịt, dùng một tấm vải sạch để lọc qua, lấy nước trong đó để nguội và làm nước dùng.
Tiếp theo là sơ chế phần rau củ ăn kèm, đối với dưa leo nên dùng muối hạt rửa sạch, sau đó cắt đôi và thái chéo rồi ngâm với nước muối trong vòng 15 phút, sau khi ngâm xong vớt ra và vắt kiệt nước. Lấy 1/4 quả lê gọt vỏ, thái mỏng và ngâm nước đường. Đối với củ cải, ta gọt vỏ và thái theo kích thước vừa ăn, tiến hành ngâm giấm trong vòng 20 phút.
Tiếp đến là bước luộc mì, dùng tay tách và vò sợi mì để các sợi mì được tơi, luộc vì trong vòng 2-3 phút, sau khi mì chín tới rửa ngay mì dưới vòi nước lạnh. Sau đó cho mì vào thay nước đá, vò mì và vắt kiệt nước.
Cuối cùng là bước trang trí cho tô mì, chỉ cần dùng tay cuộn mì thành nắm cho vào giữa tô, bên trên cho thêm những rau củ đã sơ chế, thịt thái lát, múc nước dùng cho vào tô. Như vậy đã hoàn thành xong một tô mì lạnh chuẩn vị Hàn.
Công thức làm mì trộn (bibim-naengmyeon)
Ở bước đầu làm món mì trộn, cũng tương tự như món mì nước, ta bắt đầu sơ chế các nguyên liệu ăn kèm như: Trứng luộc, dưa leo thái sợi, củ cải thái sợi, mì lạnh luộc. Rửa sạch và thái lát các nguyên liệu rau củ trên, nguyên vào giấm hoặc nước muối trong khoảng thời gian từ 15-20 phút, sau đó vớt ra và vắt kiệt nước.
Đối với trứng gà cần luộc vừa phải, khi luộc cho thêm muối và vừa luộc vừa lăn tròn quả trứng để lòng đỏ trứng sẽ không quá chín, cũng không bị sống. Khi trứng chín, vớt ra ngâm nước lạnh, bóc vỏ và cắt trứng làm đôi.
Tiếp theo tiến hành bước làm sốt trộn mì, nguyên liệu để làm sốt trộn mì cần có mè rang, hành lá, 4 muỗng giấm, 5 muỗng ớt đỏ, 2 muỗng ớt bột, 1 muỗng xì dầu, 2 muỗng nước ép mận, 1 muỗng tỏi. Đối với mè rang nên đem giã nhỏ để khi cho vào sốt sẽ dậy mùi hơn, sau đó tiến hành trộn tất cả các nguyên liệu trên lại để cho ra một chén sốt.
Đem mì đi luộc trong nước sôi, sau khi mì chín đổ mì ra rửa với nước lạnh, sau đó để mì ráo nước. Dùng tay cuộn mì và cho vào tô, trang trí thêm các loại rau củ ăn kèm, trứng luộc cắt đôi. Sau đó cho nước sốt lên và trộn cho sốt được thấm vào trong các sợi mì, tùy vào khẩu vị của mỗi người có thể cho sốt ít hay nhiều.
Kết luận
Ở trên là thông tin xoay quanh về món mì lạnh, nhằm cung cấp cho người đọc cách chế biến, cách thưởng thức món ăn đến từ xứ sở Hoa anh đào. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thêm những kiến thức tổng quan về món ăn này, đồng thời sẽ cùng vào bếp để thực hiện và kiểm nghiệm các công thức chế biến món ăn trên.