Mì hoành thánh là món ăn quen thuộc và phổ biến ở nước ta có nguồn gốc từ Quảng Đông Trung Quốc nhưng bạn có thể tìm được món ăn này ở khắp các quán ăn lớn nhỏ từ các quán vỉa hè cho đến những nhà hàng sang trọng, đắt tiền.
Nguồn gốc của mì hoành thánh
Mì hoành thánh còn được gọi là mì vằn thắn một món mì Quảng Đông phổ biến ở miền Nam Trung Quốc thường phục vụ trong một nước dùng nóng, trang trí với các loại rau lá và hoành thánh.
Trong mì hoành thánh chứa tôm, thịt gà, trứng gà hoặc thịt lợn và hành lá có một số đầu bếp còn thêm nấm và cà rốt vào, súp và hoành thánh trong một cái bát để riêng và mì thì được phục vụ khô với lớp thức ăn ở trên trang trí rồi mix trộn với nước sốt và nhúng mì vào súp để ăn.
Mì hoành thánh được nấu trước sau đó đặt vào bát và sợi mì được chần chỉ trong 15 giây sau đó đem đi rửa sạch dưới nước lạnh và đặt vào bát phục vụ với nước dùng nóng, ngon nhưng không quá mạnh để chế ngự hương vị tinh tế của hoành thánh và mì.
Khi phục vụ thì muỗng phải được đặt ở dưới, cùng với hoành thánh ở phía trên bởi vì nếu mì ngâm trong súp quá lâu thì nó sẽ bị chín quá nên điều này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Sự khác biệt giữa hoành thánh, há cảo và sủi cảo
Là một tín đồ ăn uống thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua được các món hấp liên quan đến như hoành thánh, sủi cảo và há cảo nhưng liệu rằng bạn đã biết cách phân biệt ba loại đó chưa thì hãy cùng nhau tìm hiểu những sự khác nhau giữa các món đó ngay sau đây nhé !
Hoành thánh
Mì hoành thánh là món ăn cực kỳ quen thuộc và phổ biến ở nước ta có nguồn gốc từ Quảng Đông Trung Quốc và chúng ta có thể tìm được món ăn này ở khắp các quán ăn lớn nhỏ từ quán ăn vỉa hè cho đến những quán ăn sang trọng.
Hoành thánh có hình dạng nhỏ vừa ăn với lớp vỏ ngoài màu vàng bắt mắt và vỏ của nó được làm từ bột mì, bột gạo và hột gà rồi sau đó cáng thành lớp mỏng và cắt ra thành những miếng vuông vắn, có thể chế biến bằng cách luộc để ăn cùng với nước dùng hoặc chiên lên đều ngon.
Nhân bên trong hoành thánh bao gồm những nguyên liệu đơn giản như: thịt băm, nấm mèo, gia vị các loại và chúng ta cũng có thể thêm khoai và các loại rau củ tùy theo sở thích, khẩu vị của mỗi người hoành thánh có thể chế biến bằng cách luộc để ăn chung với nước dùng hoặc chiên lên đều ngon
Cách gói hoành thánh cũng rất đơn giản và dễ làm bạn có thể gấp 4 mép hoành thánh lại hay tạo hình theo kiểu thỏi vàng hiện nay vỏ hoành thánh có bán khắp nơi trên thị trường do đó bạn có thể mua về và tự làm hoành thánh ngay tại nhà nếu không có thời gian hay kinh nghiệm tự nhào bột.
Há cảo
Há cảo cũng là một món ăn vô cùng quen thuộc với chúng ta và có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc món ăn này là một dạng bánh bao với lớp vỏ dai, mềm, có màu trắng hơi trong và được làm từ bột gạo, bột mì trộn với một ít bột năng.
Nước dùng để trộn bột làm vỏ bánh phải là nước nóng và sau khi nhào bột xong sẽ được chia thành từng viên rồi cán mỏng thành từng miếng bột tròn và cho nhân vào há cảo sau khi tạo hình có thể đem đi hấp hoặc chiên lên ăn đều rất ngon miệng.
Nhân bên trong há cảo khá đơn giản bao gồm tôm băm hoặc cắt nhỏ, thịt băm, gia vị các loại và các loại rau củ theo sở thích, khẩu vị cách tạo hình của há cảo yêu cầu sự khéo léo hơn so với hoành thánh vì bột khi tạo hình phải giữ được độ ẩm không quá khô thì mới có thể tạo hình đẹp được.
Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn rất khó phân biệt với hai món trên vì nó có lớp vỏ vàng giống hoành thánh trong khi đó tên gọi lại dễ nhầm với há cảo sủi cảo và đặc biệt cũng có thể chế biến thành món chiên hoặc luộc và ăn kèm với nước dùng như hoành thánh.
Sủi cảo có lớp vỏ vàng giống như các món trên nhưng với kích thước lớn hơn một chút và cũng có thể chế biến thành món chiên hoặc luộc và ăn kèm với nước dùng như món mì hoành thánh.
Phần nhân bên trong sủi cảo bao gồm các nguyên liệu như: tôm nguyên con đã lột vỏ, thịt băm, cải thảo và gia vị nhưng khi ăn sủi cảo bạn sẽ có cảm nhận được rõ hương vị của từng con tôm và miếng thịt biệt chứ không bị hòa trộn lẫn nhau như ở há cảo.
Cách làm sủi cảo cũng khá đơn giản không phức tạp bạn chỉ cần đặt các nguyên liệu vào rồi sau đó ấn nhẹ phần vỏ bánh cho chúng có nếp gấp và kết dính lại với nhau là được.
Các nguyên liệu chính để làm món mì hoành thánh
Mì hoành thánh là một món ăn đơn giản để làm tại nhà nhưng lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa sáng cả gia đình để có nước lèo ngon chuẩn vị Hoa thì các nguyên liệu phải thật tươi và chọn lọc kỹ lưỡng.
Thịt heo, xương heo (500gr-1kg)
Thịt heo tươi là những phần thịt hơi khô có màu hồng nhạt, khi xay ra sẽ có độ rắn chắc và không có mùi lạ chúng ta nên chọn những phần thịt tươi còn nguyên khối rồi đem đi xay sau vì thịt đã xay sẽ khó kiểm tra chất lượng hoặc có thể thịt đã bị ôi thiu đã quá hóa chất để khử mùi.
Mì tươi và lá hoành thánh
Mì tươi sẽ có độ vàng óng và có một lớp phấn phủ mỏng bao quanh quanh sợi mì những sợi mì ngon thường có độ dai và không sẫm màu còn những lá hoành thánh ngon sẽ có độ mỏng vừa, dẻo dai.
Ngoài ra không nên chọn những lá hoành thánh quá khô không có độ ẩm vì khi bóp bánh tạo hình sẽ bị vỡ hoặc bạn có thể tham khảo thêm một số cách tự làm mì trứng tươi và vỏ hoành thánh tại nhà nhé.
Trứng cút, tôm tươi, và các loại củ như cà rốt, củ cải trắng
Ngoài nguyên liệu chính là các loại loại rau củ quả cũng rất quan trọng và không thể thiếu được của món này giúp tạo nên hương vị đặc trưng mà còn vô cùng thơm ngon.
Gia vị thông dụng
Muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, dầu ăn và nước mắm là các gia vị thiết yếu để tạo nên món mì hoành thánh ngon làm tăng hương vị và chúng ta có thể gia giảm theo khẩu vị ăn mỗi người.
Cách làm mì hoành thánh
Mì hoành thánh là sự kết hợp giữa những sợi mì mềm dai và hoành thánh bọc tôm thịt siêu thơm ngon ăn cùng nước dùng từ xương được nêm nếm đậm đà trong rất hấp dẫn khi ăn vào những ngày mưa hay những ngày chán cơm cách làm cũng vô cùng rất đơn giản.
Cách sơ chế nguyên liệu nấu mì hoành thánh
Tôm các bạn lấy sợi chỉ đen trên lưng tôm sau đó bóc phần vỏ chỉ lấy thịt tôm rồi cho tôm đã bóc vào chậu và cho thêm chút muối sau đó bóp tôm cùng với muối 2 phút rồi rửa lại với nước sạch và dùng dao cắt đôi con tôm.
Sườn heo, tôm khô đem đi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn rồi đem chần với nước sôi và muối hành tím trong 5 phút sau đó rửa lại với nước sạch để ráo và hành tím bóc vỏ 1 củ băm nhuyễn, 1 củ thái lát.
Mì trứng tươi các bạn chần qua nước sôi 3 phút cho mềm sau đó vớt ra để ráo rồi cho một chút dầu ăn trộn vào mì cho sợi mì bóng đẹp hơn còn đầu hành và lá hẹ rửa sạch để ráo.
Để ăn được mì hoành thánh nhân ngấm gia vị thì chúng ta sẽ ướp tôm cùng với thịt xay cho thêm một chút hành tím băm và 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê hạt nêm và đường, dầu mè cộng 1 quả trứng gà sau đó trộn nhân làm hoành thánh cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút cho ngấm gia vị.
Hầm sườn heo
Để có nước lèo mì hoành thánh ngon thì phải sử dụng xương để hầm nên ta cho sườn đã rửa sạch vào nồi áp suất rồi cho tiếp củ cải và đường, muối, hạt nêm, tôm khô, hạt tiêu, hành tây vào chung luôn.
Đậy nắp lại và hầm xương trong 15 phút rồi sau đó các bạn mở nắp vớt hành tây bỏ ra vậy là đã có nồi nước lèo thơm ngon xuất sắc rồi đó qua bước tiếp theo cho hành và 1 ít dầu tỏi phi thơm vào khuấy đều lên.
Gói hoành thánh
Đấu tiên ta đập trứng gà ra bát rồi dùng thìa khuấy đều cho lòng trắng và lòng đỏ hòa quyện vào nhau sau đó bôi trứng gà lên vỏ hoành thánh cho mềm rồi cho nhân thịt tôm vào vỏ gói lại cuối cùng đem luộc với nước sôi trong 5 phút cho chín đều.
Thưởng thức mì hoành thánh
Các bạn cho mì hoành thánh vào bát rồi cho thêm thịt xá xíu, ít lá hẹ sau đó múc nước lèo vào cho thêm vài lát ớt và 1 chút hành phi như vậy là các bạn chỉ cần trộn đều lên và thưởng thức món hoành thánh thơm ngon ngay tại nhà rồi đó.
Những lưu ý khi mới bắt đầu làm hoành thánh
Mặc dù bạn rất thích những món ăn được chế biến với hoành thánh nhưng không biết cách làm và bảo quản hoành thánh sao cho lớp vỏ bánh không bị rách mà vẫn thơm ngon thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu để đảm bảo món ăn sẽ thơm ngon và tròn vị nhất nhé
Không nên hấp/luộc bánh quá lâu sẽ gây ra hiện tượng vỏ bánh bị nhũn ảnh hưởng tới chất lượng khi ăn nên tốt nhất chúng ta nên đợi nước thật sôi thì mới thả hoành thánh vào mà chỉ luộc khoảng 2-3 phút.
Để nhân bánh không bị bung thì đảm bảo phải giữ cho vỏ hoành thánh dính chặt vào nhau bằng cách dùng nước thấm quanh các mép bánh rồi ép chặt lại hoặc có thể nhờ sự hỗ trợ của những cọng hành lá. Nên chú ý khi nấu mì hoành thánh chỉ thả một ít bánh rồi lần lượt chia thành nhiều lần luộc để các lá bánh bị dính bột vào nhau gây vỡ lớp vỏ thậm chí là làm rơi nhân ra ngoài.
Kết luận
Mì hoành thánh dai, mềm, bên trong là lớp nhân thơm ngon đậm đà làm lưu luyến biết bao thực khách với cách làm không quá khó nếu bạn tránh các lỗi thường gặp được nêu ở trên.