Bánh gạo cay là món bánh được làm từ gạo nếp kết hợp các vị cay đơn giản nhưng lại siêu lòng được giới trẻ hiện nay một cách thuyết phục và cả người dân Hàn Quốc. Nếu bạn đã từng thử những món ăn Hàn Quốc thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ lỡ qua món ăn này bởi hương vị đặc trưng kết hợp với vị cay nồng rất cuốn hút.
Nguồn gốc của bánh gạo cay
Bánh gạo cay – tokbokki là món bánh gạo được được ăn cùng nước sốt cay hương vị đặc trưng của Hàn Quốc. Bánh gạo có thể ăn cùng với trứng và một chút gia vị kèm theo như hành tây, các loại topping mà bạn thích.
Bánh gạo cay vốn là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc từ xưa cho đến nay. Chúng có nguồn gốc xuất thân từ món Tteok Jjim là một món ăn cung đình làm từ bánh dày trắng rồi thái lát mỏng, thịt, trứng, hành tây và các gia vị đặc trưng thường kèm theo như vừng, ớt cay của Hàn Quốc rồi nướng lên.
Chỉ đơn thuần từ một món ăn cung đình chỉ thường phục vụ dành riêng cho vua chúa. Ngày nay đã dần dần trải qua từng thời kỳ và trở nên gần gũi hơn với hầu hết mọi người. Chúng đã trở thành một món ăn đường phố phổ biến phục vụ nhu cầu của thực khách.
Tokbokki hiện nay được chế biến chủ yếu từ loại bánh nếp giống với bánh gạo truyền thống tteok jjim ngày trước. Nhưng loại bánh gạo phổ biến làm nên hương vị tokbokki ngon lành này mang tên garaetteok, chúng được xào cùng với các thành phần gia vị đặc biệt như thịt bò, trứng cút, hành tây, nấm, chả cá, giá đỗ…
Và nguyên liệu không thể thiếu yếu tố làm món bánh nếp cay này đó là tương ớt cay đặc trưng ở Hàn Quốc gochujang. Bánh gạo rất thích hợp khi ăn nóng và thích hợp hơn nữa được xào với loại tương ớt cay óng ả thơm ngon.
Văn hóa bánh gạo cay ở Hàn Quốc
Bánh gạo hay còn có cái tên tokbokki là một món ăn đường phố quen thuộc của ngay tại đất nước Hàn Quốc với tiết trời xe lạnh tại quốc gia này. Nếu bạn được thưởng thức phần bánh gạo Hàn Quốc với sức nóng của bánh gạo cộng thêm vào đó là mùi vị thơm nồng đặc trưng và vị cay của tương ớt thì thật sự không còn gì sánh bằng.
Bánh gạo cay được xuất xứ ở Hàn Quốc chính vì vậy nó được gắn với danh xưng là món ăn vặt ưa thích nhất tại xứ Kim chi này. Để tạo ra được một phần ăn ngon thì quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu để làm ra món bánh gạo ngon nhất, chất lượng nhất và có một cách làm bánh gạo chuẩn vị nhất.
Nếu cảm thấy độ cay của bánh chưa đủ cay đối với mình, bạn có thể dùng thêm tương ớt siêu cay hoặc nước chấm 4 vị chua cay mặn ngọt để dùng chung. Giữa đêm đông lạnh vào mùa đông của Sài Gòn ăn phần bánh gạo Hàn Quốc vừa giòn vừa nóng vừa cay cũng dư sức làm ấm lòng các thực khách đi chơi đêm tại Sài Gòn.
Nếu vào những đêm mùa đông ở Việt Nam mà có một phần bánh gạo Hàn Quốc như vậy thì thật không có gì có thể sánh bằng. Bạn đã từng được qua thử món bánh gạo cay này chưa? Nếu chưa thì hãy mau tìm cho mình một quán ăn thích hợp để có thể tận hưởng được vị ngon của người Hàn là như thế nào.
Hàm lượng calo trong bánh gạo cay là bao nhiêu?
Tokbokki từ bấy lâu nay đã là món ăn đường phố của Hàn Quốc. Nhưng nó rất nổi tiếng ngay tại Việt Nam và khắp thế giới chính bởi hương vị đặc trưng của nó. Sự kết hợp hài hoà giữa nhiều các loại hương vị khác nhau tạo nên một món bánh gạo vô cùng đặc biệt.
Tuy nhiên như chúng ta cũng thấy đó, từng món bánh gạo khác nhau thì sẽ có công thức cũng như cách chế biến, gia vị khác nhau. Điều này sẽ làm cho hàm lượng calo trong mỗi món bánh gạo sẽ có sự chênh lệch ít nhiều khác nhau. Sau đây là một số loại bánh gạo phổ biến nhất và từng hàm lượng calo cụ thể trong món ăn để mọi người cùng tham khảo.
Phân tích hàm lượng calo của bánh gạo cay
Bánh Gạo truyền thống: Là loại bánh gạo phổ biến nhất được rất nhiều người yêu thích lựa chọn. Trong một gói bánh gạo 500g truyền thống có chứa một số các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Hàm lượng Calories, Năng Lượng lên đến 1080 kcal.
- Chất béo Fat chứa 3,5g.
- Sodium khoảng 780 mg.
- Carbohydrate chiếm đến 244g.
- Chất đạm khoảng 19g.
Bánh gạo nhân phô mai: Đối với các loại bánh gạo có nhân chứa phô mai thì trong một gói 500g sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Cứ 500g bánh gạo nhân phô mai sẽ chứa lên đến 1200 calo, cao hơn so với bánh gạo truyền thống gần 200 calo.
- Chất béo (Fat) chiếm 79g.
- Sodium khoảng 970mg.
- Carbohydrate gần 225g.
- Chất đạm (Protein) khoảng 32g.
Bánh gạo ngọt: Đây cũng là một dòng sản phẩm thuộc loại bánh gạo sản xuất công nghiệp. Trong nó có chứa thành phần các chất đường tinh luyện, tuy nhiên hàm lượng calo của chung vẫn bằng với bánh gạo cay thông thường khác là 463 calo/ 100g.
Theo thống kê của các chuyên gia ngày nay thì bạn có thể thấy rằng so với các món ăn vặt hiện nay khác thì bánh gạo cay có chứa hàm lượng calo cao hơn nhiều bởi chúng được làm chủ yếu từ gạo nếp. Do đó các bạn nên lưu ý về vấn đề này khi dùng chúng và điều chỉnh việc ăn sao cho ổn định, phù hợp với cơ thể chúng ta.
Ăn tokbokki có dễ béo không?
Theo như một số chuyên gia dinh dưỡng đánh giá thì câu trả lời là Có. Cũng bởi vì trong Tokbokki có chứa đa số nhiều Calo đến từ chất béo và carbs. Khi ăn quá nhiều Tokbokki sẽ khiến cho cơ thể của bạn không thể hấp thụ hết được lượng tinh bột. Từ đó cơ thể bạn sẽ bị tích tụ thành mỡ thừa.
Tuy nhiên theo thống kê dinh dưỡng thì lượng calo có trong món bánh gạo dù là bánh gạo Hàn Quốc hay bánh gạo Nhật Bản cũng chứa một lượng calo khá cao lên đến hơn 300 calo.
Tóm lại, Tokbokki là món ăn vặt chứa nhiều calo và là món ăn phổ biến, rất quen thuộc với mọi người. Thế nên nếu bạn đang trong chế độ giảm cân hoặc không muốn mình bị tăng cân thì không nên ăn quá nhiều các loại bánh gạo này.
Sau đây là cách ăn tokbokki để tránh bị dư thừa tinh bột mà một số người đã rút ra cho chúng ta là:
- Chỉ nên ăn tokbokki vào các bữa chính, nếu banh ăn chúng vào bữa phụ thì cần phải cắt bớt lượng tinh bột trong bữa chính bớt.
- Nếu bạn ăn tokbokki vào buổi sáng thì sẽ tốt hơn vì cơ thể bạn sẽ có cả một ngày dài để hoạt động tiêu thụ lượng calo và chất béo có trong thơ thể từ món bánh gạo này.
- Bạn có thể tập trung vào protein chẳng hạn như ăn nhiều trứng hoặc chả cá, việc này sẽ giúp bạn nạp protein thay vì nạp quá nhiều tinh bột vào cơ thể.
Nguyên liệu làm Tokbokki
Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài nguyên liệu làm bánh gạo cay Hàn Quốc này. Đầu tiên để giữ được hương vị nguyên mk bản thì tương ớt gochujang này có vị cay vô cùng đặc biệt tạo nên hương vị đặc trưng khó quên cho tokbokki.
Gochujang là loại tương ớt truyền thống của người Hàn Quốc chế biến ra, nó có vị mặn và cay nồng được lên men từ bột ớt, gạo nếp, bột đậu nành và muối. Là một trong ba gia vị chính của ẩm thực Hàn Quốc cùng với nước tương đậu và nước tương. Gochujang cũng là thành phần gia vị không thể thiếu trong hầu hết tất cả các món ăn của người Hàn.
Tương ớt Gochujang là gia vị đặc biệt tạo nên hương vị của bánh gạo cay Tokbokki thì bánh gạo làm nên món ăn đặc trưng cho xứ Hàn này. Bởi bánh gạo là nguyên liệu chính để làm nên món ăn Tokbokki này. Khi làm món bánh gạo cay, các bạn hãy mua những phần bột bánh gạo được bán sẵn, tuy nhiên, cách làm phần bột bánh này cũng sẽ đơn giản.
Trước hết, nguyên liệu làm bánh gạo cay mà bạn phải chuẩn bị sẵn gồm:
- 330 gam bột gạo nguyên chất
- Một chút muối iot
- 360ml nước + 5ml dầu mè
- Và các gia vị không thể thiếu: Ớt bột, Xì dầu, Đường cát, Tỏi, Vừng rang,…
Cách làm bánh gạo cay
Sau đây sẽ là các bước làm chi tiết hướng dẫn các bạn làm thành công món ăn mà các bạn cần nên tham khảo và học hỏi.
Cách thức thực hiện làm bánh gạo cay cổ điển
Bước đầu tiên để bắt tay vào nấu bánh gạo là chả cá và xúc xích các bạn xã đông cắt thành miếng vừa ăn, rửa sạch với nước. Phô mai bào các bạn hãy để bên ngoài không khí xã đông một chút để một lát làm sẽ nhanh hơn.
Bước 2, đun sôi khoảng chừng 200ml nước, sau đó cho gói sốt gia vị đi kèm hoặc tự pha vào và hòa tan và cho phần bánh gạo đã chuẩn bị vào nồi, nấu đến khi bánh mềm dẻo vừa ăn.
Lưu ý: Gói sốt để nấu bánh gạo sẽ rất cay và nồng nên nếu bạn không thích ăn cay thì có thể cho thêm nước vào để nấu. Không nên đun lâu quá bởi đun lâu sẽ làm phần bánh dẻo quá mềm nhũn, không giữ được độ dai dẻo nguyên bản nữa đó.
Bước 3, sau khi phần nước sốt đã hòa quyện vào bánh gạo, lúc này đã bắt đầu có màu đỏ hấp dẫn thì bạn hãy cho tiếp phần chả cá, xúc xích và topping đi kèm vào nồi nấu đến khi sôi thì đổ tiếp phần phô mai vào. Đun thêm khoảng 2 phút là có thể dùng được.
Bước 4, cho phần bánh gạo ra đĩa sau đó rắc hành lá hoặc vừng rang lên trên để trang trí là bạn đã hoàn thành thành công và xong món bánh gạo Hàn Quốc cay nóng hổi cực kỳ hấp dẫn.
Cách thức nấu món Tokbokki biến hóa từ cơm
Ngày nay không chỉ những cách làm bánh gạo đơn thuần như ở trên mà các bạn trẻ còn có thể làm bánh gạo từ cơm dư trong gia đình của mình bằng cách giả cơm thật nhuyễn rồi trộn với ít bột năng là có thể hoàn thành được khâu chuẩn bị bánh gạo. Hoặc là các bạn lấy bánh tráng làm ướt nó sau đó vo thành từng cuộn rồi cắt chúng thành từng khúc để làm phần nguyên liệu chính là phần bánh.
Kết luận
Có thể thấy, bánh gạo cay là món ăn vô cùng phổ biến với hầu hết tất cả mọi người. Không đơn thuần chỉ chế biến đơn giản như vậy mà các bạn ngày nay chỉ ra thêm nhiều các cách làm khác nhau để làm cho món ăn trở nên đa dạng và phong phú, tiếp cận đến mọi người nhiều hơn.